Độ dày là một trong những kích thước được đo thường xuyên nhất sau đường kính trong (ID) và đường kính ngoài (OD). Có rất nhiều phương pháp đo độ dày khác nhau, tuy nhiên cách làm tốt nhất sẽ phụ thuộc vào các yêu cầu được chỉ định.
Các phương pháp đo độ dày hiện đại
Thông thường, có ba hoặc bốn loại thiết bị đo độ dày khác nhau, từ loại đơn giản nhất đến loại có thể đo đến một phần triệu inch. Mỗi loại có thể đáp ứng thành công yêu cầu của công việc đồng thời đơn giản hóa và đẩy nhanh quá trình kiểm tra.
Hai dụng cụ đo độ dày cầm tay phổ biến nhất đã tồn tại từ một trăm năm trở lên, bao gồm: đồng hồ đo độ dày (Dial Indicator Thickness Gauge) và panme cơ khí (Micrometer). Ngoài ra, còn có một loại máy đo độ dày được ứng dụng riêng biệt khác, sẽ được đề cập cụ thể ở phía dưới bài viết. Mời bạn đón đọc!
Đồng hồ đo độ dày
Sở hữu một thiết bị đo độ dày dạng cơ khí cầm tay, bạn sẽ dễ dàng đo kiểm được độ dày của vật liệu. Ứng dụng phổ biến nhất của nó là đo lường và kiểm tra các mặt hàng như màng, lớp phủ, tấm kim loại hoặc thậm chí các bộ phận nhỏ như vòng đệm, đảm bảo tính chính xác của thành phẩm trước khi chúng rời khỏi quy trình sản xuất.

Đồng hồ đo độ dày thường có các tính năng như vòng xoay để thiết lập không độ, đồng hồ hiển thị kết quả đo và các nút điều khiển để thực hiện các chức năng khác nhau. Ngoài ra, một số thiết bị đo độ dày điện tử còn có thể được kết nối với máy tính để lưu trữ và phân tích dữ liệu đo, tạo ra các báo cáo và biểu đồ để phân tích và theo dõi độ dày của vật liệu theo thời gian.
Tham khảo: Một số sản phẩm Đồng hồ đo độ dày Chất lượng cao
Panme đo độ dày
Người làm kỹ thuật biết rõ, panme được sử dụng để đo kích thước đường kính trong, ngoài. Mở rộng về ứng dụng hơn thì panme có khả năng đo độ dày của chi tiết ống, trụ. Theo đó, Panme cung cấp một hình thức kiểm tra tương tự thước đo độ dày, dù có một số khác biệt.
Panme có các điểm tiếp xúc phẳng nhưng được thực hiện bằng cách xoay ống lót. Do đó, quá trình đo sẽ lâu hơn và việc chuyển sang các kích cỡ khác nhau mất thời gian đáng kể. Thêm một vấn đề khác là trục quay dễ làm cuốn và xoắn vật liệu. Tuy vậy, các thiết kế panme hiện đại ngày nay sẽ ngăn chặn các hiện tượng bất ổn trên. Những dụng cụ đời mới này bao gồm một trục đo trượt và ren vào ống lót nhanh hơn, x100 tốc độ so với bản cũ, đồng thời mang lại hiệu suất tốt hơn đồng hồ đo độ dày.

Máy đo độ dày siêu âm
Thông thường, một số vật liệu như màng hoặc lớp phủ sơn khá bền, tuy nhiên, có những loại thì không và chạm vào nó là điều tối kỵ. Ví dụ, tấm silicon được yêu cầu đo không tiếp xúc. Bởi sự “nhạy cảm” đó, mà người ta sáng chế ra thiết bị đo độ dày siêu âm. Đây là một trong những phương pháp đo cơ bản nhất trong các kỹ thuật phân tích. Máy siêu âm đo độ dày (UTG) sẽ cho phép kỹ sư kiểm tra độ dày của vật liệu chỉ từ một phía (trái ngược với việc khoan một lỗ trên vật liệu và sử dụng thước cặp).

Để vận hành thiết bị, một phép đo đơn giản được thực hiện trên vật liệu cần đo và sau đó siêu âm được truyền vào vật liệu thông qua một đầu dò với sự hỗ trợ của gel siêu âm, máy siêu âm đo thời gian cần thiết để sóng siêu âm đi qua vật liệu và quay trở lại. Sau đó, phép đo độ dày có thể được tính toán và báo cáo. đo bất kỳ kim loại nào (hoặc vật liệu có lớp phủ) và do đó phạm vi liên quan đến kiểm tra độ dày siêu âm trong bảo trì nhà máy là rất rộng rãi.
Ứng dụng phổ biến nhất cho máy siêu âm độ dày (UTG) là với đường ống. Nó được coi như là một phần của việc bảo trì nhà máy thường xuyên, có kế hoạch hoặc để kiểm tra đột xuất khi cần thiết sẽ giúp đảm bảo rằng việc ăn mòn trong hệ thống đường ống không chỉ có thể được giám sát mà còn được bao gồm như một phần của một chương trình dự đoán bảo trì.
Áp dụng phương pháp đo độ dày sao cho chuẩn?
Khi xem xét độ dày, người ta có thể tưởng tượng rằng các khối đo trên thực tế cũng là tiêu chuẩn về độ dày. Theo tiêu chuẩn, các khối phải được đo bằng máy đo độ dày, tuân thủ tính chính xác được yêu cầu trong đo lường để tìm ra phương pháp phù hợp nhất. Các máy đo độ dày này phải tính đến và loại bỏ bất kỳ lỗi tiềm ẩn nào. Do đó, thiết bị đo độ dày phải được gắn trên một bề mặt phẳng và chắc chắn, được sử dụng trong môi trường đảm bảo an toàn, có dùng kèm theo thiết bị đo vi sai trong quy trình chính thức.
Kết luận
Thiết bị đo độ dày nói chung bao gồm từ các dụng cụ nhỏ gọn, bỏ túi đến hệ thống lớn được sử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm. Chúng rất cần thiết trong nhiều yêu cầu kiểm tra phổ biến ngày nay. Các kỹ sư, những người nhận nhiệm vụ này, sẽ phải “cân đo đong đếm” sao cho công cụ đo phù hợp với các nhiệm vụ đo lường khác nhau. Mong rằng, những phương pháp đo độ dày trên giúp ích được công việc của bạn
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại đây.